CHIA SẼ BÀI VIẾT TỪ WHITEHAT.VN
Xin chào các bạn,
Với sự phát triển của kỷ nguyên số, ngày nay việc mọi người sử dụng các thiết bị thông minh để phục vụ công việc, giải trí… là cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để bảo vệ những dữ liệu cá nhân của mình. Ngoài việc đánh cắp thông tin từ các mạng xã hội thì việc mọi người mang những thiết bị đi sửa chửa, thay thế cũng tồn tại những rủi ro về an toàn thông tin. Lúc này, “zero-trust” nên được áp dụng.
Trong bài viết này, mình xin chia sẻ các cách đơn giản để giúp các bạn đảm bảo rằng thông tin cá nhân lưu trên thiết bị không bị lộ lọt hoặc đánh cắp trong quá trình mang đi sửa chữa ở bên ngoài. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Lựa chọn cơ sở sửa chữa uy tín
Đối với việc sửa các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng hay laptop cho dù chúng ta là người có hiểu biết hoặc “mù công nghệ”, thì việc lựa chọn cơ sở uy tín giúp chúng ta an tâm về chất lượng và dịch vụ thậm trí nếu có sự cố xảy ra cũng sẽ dễ dàng tìm thủ phạm.
Nhưng kể cả khi đã cân nhắc đến việc này, thì với bản tính của còn người là hiếu kỳ, sẽ không tránh khỏi những trường hợp bị lợi dụng để đánh cắp thông tin. Do đó, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
2. Sao lưu và đồng bộ
Thiết bị của bạn thường sẽ chứa các thông tin cá nhân như tài khoản các MXH, các ứng dụng để giao dịch điện tử, kho lưu trữ ảnh, danh bạ, tin nhắn …
Nếu thiết bị của bạn vẫn còn hoạt động thì hãy ngay lập tức sao lưu hoặc đồng bộ các dữ liệu của mình thông qua Usb, Gmail, iCloud, Google Driver... và sau đó hãy xóa hết dữ liệu có trên thiết bị.
Với cách này dù bạn có gửi đi bảo hành, hoặc không có thời gian để quan sát nhân viên thì vẫn đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm của bạn sẽ không bị lộ ra ngoài.
3. Đăng xuất và đổi mật khẩu
Đối với thiết bị không còn khả năng hoạt động thì phải làm như thế nào?
Giải pháp mà mình đề cập ở đây chính là “đổi mật khẩu”. Đối với các tài khoản cá nhân, tính năng đổi mật khẩu và đăng xuất khỏi thiết bị cũ đang được trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Để đảm bảo về thông tin cá nhân ngay cả khi thiết bị của bạn không hoạt động hãy “đổi mật khẩu” và “đăng xuất” khỏi các thiết bị cũ. Tuy thao tác rất ngắn nhưng vẫn rất nhiều người dùng còn chủ quan.
4. Xóa nhật ký ghi chú
Ghi chú là một chức năng không còn xa lạ khi sử dụng smartphone, máy tính bảng, laptop… nhiều người dùng có thói quen ghi lại các thông tin cá nhân của mình trong ghi chú: mật khẩu, ngày sinh nhật, lịch trình di chuyển, công tác…
Cho nên khi đi sửa chữa thiết bị của mình, các bạn hãy kiểm tra lại “ghi chú” được lưu trên máy và xóa những thông tin cá nhân đang được lưu lại.
5. Tháo thẻ sim
Theo xu hướng hiện nay quá trình khôi phục mật khẩu, xác thực đăng nhập đều được gửi OTP hoặc xác thực bằng số điện thoại, thật đơn giản khi đọc được toàn bộ các dữ liệu cá nhân của bạn trong khi không cần biết mật khẩu.
Hãy tháo “thẻ sim” khi đi sửa chữa để ngăn chặn việc khôi phục mật khẩu từ bên thứ ba.
6. Gỡ các thiết bị lưu trữ rời
Có một lượng người dùng không để ý tới thẻ nhớ đi kèm thiết bị vì một số loại camera thẻ nhớ được gắn tại chỗ khuất, hoặc khó khăn trong việc tháo lắp.
Chính vì thế kẻ gian rất dễ dàng có thể lấy được dữ liệu hình ảnh, video được trích suất trong quá trình mà các thiết bị này ghi lại.
Trên đây là toàn bộ ý kiến và lời khuyên của cá nhân mình để giúp bạn bảo mật thông tin cá nhân khi mang thiết bị đi sửa chữa ở bên ngoài. Nếu các bạn có ý kiến gì hay hơn, hãy cùng chia sẻ, bình luận để mọi người có thêm nhiều kinh nghiệm nhé!
إرسال تعليق